Như thông tin đã có, trong “Ngày Giải phóng” kỳ lạ mà đất nước được giải phóng cũng đang giảm từ 3-4% các chỉ số chứng khoán, Tổng thống Donald Trump đã ban hành các mức thuế quan đối ứng với hai giai đoạn

Mức thuế chung (Baseline Tariff) 10% được đưa ra với tất cả các quốc gia, do vậy tác động vào lợi thế cạnh tranh chung là không đáng kể. Mức thuế này có hiệu lực ngay vào 5/4.

Thuế đối ứng (Reciprocal Tariff) với mức 46% cho Việt Nam, cách tính toán có vẻ như dựa vào thâm hụt thương mại. Đây là mức thuế khiến cho Việt Nam trở thành quốc gia có nguy cơ đánh thuế cao thứ 3, ảnh hưởng nghiêm trọng tới mô hình tăng trưởng dựa nhiều vào xuất khẩu và động lực tăng trưởng có ảnh hưởng từ nguồn vốn FDI đang có của Việt Nam.

Thuế đối ứng dự kiến có hiệu lực từ ngày 9/4 tới đây. Điểm tích cực là chúng ta có “deadline” để hiểu rằng, Chính phủ sẽ có những nỗ lực trong giai đoạn này để có thể có một kết quả khả quan hơn. Và ngay cả khi không quá khả quan, con số “46%” có thể là mức tối đa hướng tới một hàng hóa cụ thể, dựa trên tính toán sơ bộ và đang sẵn sàng cho những thỏa thuận có lợi cho cả hai bên. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cũng gợi ý rằng các mức thuế này có thể không phải là vĩnh viễn và ông tin chính quyền của Tổng thống Trump sẽ “chờ xem mọi thứ diễn ra như thế nào”. Rất nhiều tổ chức cũng đồng tình với quan điểm này, vì nếu áp dụng bảng thuế mới như đề xuất đầu tiên, gần như phá vỡ đột ngột chuỗi cung ứng hiện tại và có thể là không có quốc gia nào được Giải phóng.

Hiểu một cách khác, về mặt thời gian, từ con số 46% ban đầu được đưa ra từ phía Mỹ, đây có thể là con số xấu nhất được nhắc tới, và sẽ điều chỉnh theo hướng tích cực hơn (dù cao hay thấp) trong 7 ngày tiếp theo. Cũng có nghĩa là về mặt thông tin thì ngày đầu tiên cũng sẽ là ngày xấu nhất. Trong khoảng thời gian đó, Thị trường Việt Nam sẽ giao dịch vào hôm nay 4/4, nhưng đóng cửa trong 3 ngày tiếp theo, và giao dịch thêm 2 ngày nữa vào tuần sau trước Deadline. Có sự chênh lệch rất lớn ở mức mặc cả giữa hai nước, khi Mỹ đang ước tính mức thuế của VN đang áp cho Mỹ ở mức trên 90%, trong khi Thứ trưởng Bộ Tài Chính có mức tính toán chỉ dưới 10%. Chúng ta có hy vọng về việc “chốt giá” ở một mức hợp lý hơn cho cả hai bên, nhất là khi Việt Nam là một trong những quốc gia chủ động, thiện chí nhất trong việc đón đầu các chính sách theo hướng làm công bằng hơn mối quan hệ thương mại. Các thông tin tạm hoãn, đàm phán sau những công bố mạnh tay đầu tiên với Mexico, Canada, Trung Quốc cũng tạo ra các pha hồi phục sau đó của các chỉ số chứng khoán các quốc gia này.

Báo cáo quick note về chủ đề này từ StockLine, Quý nhà đầu tư vui lòng đăng ký tại link: https://stockline.vn/vi/page/dang-ky-stockline