Còn nhiều chờ đợi đàm phán, đánh giá lại sắp tới có kết quả. Tuy nhiên với những gì đang có trước mắt, các ước tính sơ bộ đầu tiên đã được tính toán.

Đầu tiên, công bố từ phía cơ quan đại diện Thương Mại Mỹ (USTR), họ đã tiến hành tính toán mức thuế quan nhằm mục tiêu loại bỏ thâm hụt thương mại song phương, bằng cách sử dụng công thức sử dụng các đầu vào là: mức độ thâm hụt thương mại, độ co giãn của hàng hóa nhập khẩu theo giá, của giá theo thuế.

Theo những ước tính sơ bộ của HSC Research, Điều này sẽ dẫn đến sự sụt giảm 10,5% trong xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ vào năm 2025), với mức giảm sâu hơn là 24,5% vào năm 2026. Đồng thời, tỷ trọng xuất khẩu của Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam dự kiến sẽ giảm từ 29,4% vào năm 2024 xuống 26,6% vào năm 2025 và 21,6% vào năm 2026, trở về mức tương tự như thời điểm bắt đầu chiến tranh thương mại vào năm 2018. Điều này sẽ dẫn đến sự sụt giảm chung 1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào năm 2025, tiếp theo là mức giảm 7% vào năm 2026 .

HSC cũng đưa ra thông số ước tính 1 điểm phần trăm ảnh hưởng từ xuất khẩu tác động lên 0.07 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP. Cộng với tác động từ các yếu tố gián tiếp như FDI, Tiêu dùng, mức ảnh hưởng dự tính cho tăng trưởng kinh tế là 2.5% cho 2025. Các đàm phán tới đây nếu có kết quả khả quan, giảm mức thuế đối ứng áp cho Việt Nam sẽ giúp thu hẹp mức độ ảnh hưởng đi đáng kể.

Trên từng loại hàng hóa, theo ước tính của HSC, Hàng hóa Việt Nam bên cạnh mức thuế cao bất ngờ còn là thay đổi phân vị rất đáng kể trên nhiều mặt hàng. Mặc dù nếu tính trên thuế chung có hiệu lực, Việt Nam từ nước có mức thuế trung bình đứng thứ 4, trở thành top 3 nước có mức thuế cao nhất trong nhóm 15 nước có thị phần xuất khẩu vào Mỹ lớn nhất, chỉ thấp hơn Trung Quốc và Bangladesh. Một số mặt hàng có thay đổi xếp hạng khá mạnh là Sản phẩm công nghệ, Máy móc (từ thứ 9 lên thứ 2); Thủy sản (Thứ 10 lên thứ 2); Nông sản (Thứ 4 lên Thứ 2)…

Sản phẩm Thép được loại trừ trong thuế đối ứng, tuy nhiên thường xuyên đối mặt với các đơn kiện chống bán phá giá, trong đó đơn kiện Thép chống ăn mòn (CORE) vừa có kết quả đánh giá sơ bộ với mức áp thuế cao hơn so với đề xuất từ trước, ngoài ra DOC cũng đang tiến hành một vụ việc thuế chống trợ cấp khác với ngành này.