Ngày 10/12, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 53/2024/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3 (Bão Yagi). Thông tư này có phần tương tự như thông tư Thông tư 02/2023/TT-NHNN, nhưng có các điều kiện linh hoạt hơn. Cụ thể, các ngân hàng sẽ lựa chọn thời hạn gia hạn nợ mà không cần mốc thời gian bắt buộc (chẳng hạn 12 tháng theo Thông tư 02 trước đó) và giữ nguyên phân loại nợ đối với các khoản trả nợ gốc hoặc lãi phát sinh từ ngày 7/9/2024 đến ngày 31/12/2025. Thông tư 53 không giới hạn các trường hợp tái cấu trúc các điều khoản trả nợ, miễn là thời hạn trả nợ cuối cùng cho một khoản vay được tái cấu trúc không vượt quá ngày 31/12/2027 - thêm một năm để hoàn tất việc trả nợ so với dự thảo trước đó.
Hiện tại, tổng dư nợ bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi vào khoảng 190 nghìn tỷ đồng, tương đương ~ 1.25% dư nợ tín dụng của hệ thống.
Lãi phát sinh từ các món nợ tái cơ cấu sẽ không được tính là thu nhập lãi trong kỳ; thay vào đó, sẽ được theo dõi ngoài bảng cân đối và chỉ được ghi nhận là thu nhập sau khi thu được thực tế.
Về trích lập dự phòng, các ngân hàng sẽ cần phải lập thêm các khoản dự phòng cho các khoản vay này theo lịch trình theo từng giai đoạn như sau:
• Ít nhất 35% mức dự phòng bắt buộc trước ngày 31 tháng 12 năm 2024
• Ít nhất 70% mức dự phòng bắt buộc trước ngày 31 tháng 12 năm 2025
• 100% mức dự phòng bắt buộc trước ngày 31 tháng 12 năm 2026
Mức dự phòng bổ sung bắt buộc được tính như sau: A - B, trong đó:
• A bằng mức dự phòng cụ thể bắt buộc theo phân loại khoản vay thông thường (không có tác động của việc tái cấu trúc)
• B bằng mức dự phòng cụ thể đã được ghi nhận cho các khoản vay được tái cấu trúc.”
Nguồn số liệu: SSI, HCM