Bộ Công Thương quyết định chấm dứt, không gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Đài Loan (Trung Quốc), Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Thông tin này đang dấy lên lo ngại cho thị trường (1) ảnh hưởng tới ngành thép Việt Nam; (2) xu hướng không bảo hộ với các đơn kiện CBPG đang có.
Về điểm (1), đây là vụ việc ER02.AD01 đã ban hành năm 2013. Đầu tiên về mã thép, đây là thép không gỉ cán nguội, có ứng dụng chủ yếu cho các ngành công nghiệp đòi hỏi thép chất lượng cao (y tế, thực phẩm, ô tô…). Vì vậy giá thành của CRC nói chung và thép không gỉ cán nguội là cao hơn so với HRC. HRC là phôi thép thông dụng phục vụ cho sản xuất tôn mạ được ứng dụng rộng rãi, cùng với thép xây dựng là hai sản phẩm có thị trường lớn nhất của ngành thép Việt Nam.
Đơn kiện AD01 trước đây hạn chế nhập khẩu của thép không gỉ cán nguội vào Việt Nam, sau đó thì một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này đã mở nhà máy tại Việt Nam là Yongjin Metal (Trung Quốc), và chiếm lĩnh tuyệt đối về thị phần, có xuất khẩu sang một số nước khác. Vì vậy, tới nay hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam dừng sản xuất sản phẩm này, nếu có ảnh hưởng từ việc gỡ hàng rào thuế quan thì cũng sẽ là vấn đề chính của Yongjin Metal.
Về điểm (2), vụ việc dừng gia hạn AD01 theo đánh giá của StockLine là không có nhiều ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam. Hơn nữa về lo ngại thay đổi quan điểm về chính sách thuế quan cũng không có nhiều cơ sở. Khi gần nhất vào 24/10/2024 thì Bộ Công thương vừa mới chính thức gia hạn vụ việc ER01.AD04 với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Hai vụ việc nói trên là gia hạn trên các vụ việc cũ, hai vụ việc mới được đề xuất trong 2024 được kỳ vọng có kết quả sơ bộ trong đầu 2025 vẫn đang trong quá trình đánh giá, thẩm tra có mã vụ việc lần lượt là AD19 và AD20