Mới đây, VDSC (Chứng khoán Rồng Việt) có đưa ra đánh giá về triển vọng của ngành thủy sản Việt Nam. Một số quan điểm đáng chú ý trong đánh giá lần này như sau:
• Nếu Mỹ áp thuế nhập khẩu 60-100% lên hàng hóa Trung Quốc thì VHC là doanh nghiệp được hưởng lợi rõ rệt nhất. Các doanh nghiệp khác như ANV, IDI chỉ có dưới 10% trong cơ cấu doanh thu, Trong kịch bản tích cực VDSC dự phóng LNST CTM củ VHC tăng 12% năm 2026 so với kịch bản cơ sở trước đó.
• Khả năng áp thuế chưa rõ ràng. Giá trị nhập khẩu thủy sản của Mỹ chỉ chiếm 1% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm. Nếu có áp thuế thì trước giai đoạn áp thuế, sản lượng thủy sản xuất khẩu nhiều khả năng tăng mạnh do nhu cầu tích trữ trước khi thay đổi chính sách.
• Ngành tôm không hưởng lợi do thị phần tạ Mỹ chủ yếu là Ấn độ, Ecuador, Indonesia.
• Khi áp thuế, cá tra có thể giành được thị phần từ cá rô phi (85% từ Trung Quốc). Tuy nhiên ở các thị trường khác như EU và Trung Quốc, có thể ngược lại cá tra phải đối mặt với sự cạnh tranh cao hơn của cá Minh Thái của Nga và Cá rô phi của Trung Quốc.
Theo quan sát của StockLine, nhiều đơn vị phân tích đang chung quan điểm với ngành xuất khẩu đó là trước khi các chính sách thuế được ban hành và có hiệu lực, sẽ có thể có giai đoạn các nhà nhập khẩu tích cực tích trữ hàng tồn kho. Vì vậy hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu có thể tiếp diễn đà ấm lên trong tương lai gần, trước khi chứng kiến những lo ngại rõ rệt hơn từ các hàng rào thuế quan. Đối với ngành Thủy sản, trước sự kiện bầu cử Mỹ thì số liệu về sản lượng và giá bán trung bình cũng đang tốt lên trong những tháng vừa qua, dù chưa trở lại với giai đoạn sôi động nhưng là vượt trội so với các số liệu của thị trường Trung Quốc. Bổ sung một điểm nhấn đáng chú ý là trong quý III, KQKD của nhiều doanh nghiệp thủy sản chịu tác động từ một số yếu tố khách quan như lỗ tỷ giá, giá cước vận tải, thuế CBPG (FMC). Nếu các chi phí này bớt áp lực hơn thì cũng có thể ủng hộ cho KQKD các quý sắp tới.