Báo cáo triển vọng vĩ mô và thị trường chứng khoán mới đây của Vina Capital đã nêu bật 3 điểm chính cần theo dõi trong 2025 về bối cảnh kinh tế vĩ mô.

  1. Động lực tăng trưởng phải đến từ các yếu tố trong nước. Năm 2024, kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhờ các số liệu tích cực của kim ngạch xuất nhập khẩu, tuy nhiên động lực này có thể suy yếu trong năm sau do nhiều yếu tố bất định. Vì vậy động lực tăng trưởng năm 2025 cần sự đóng góp từ nội địa, đặc biệt là lĩnh vực tiêu dùng.
  2. Các chính sách hỗ trợ tăng trưởng của Chính phủ. Những thay đổi pháp lý trong 2024, các cơ chế chính sách tháo gỡ khó khăn vướng mắc, và đẩy mạnh giải ngân đầu tư công sẽ là những nội dung đáng chú ý
  3. Thị trường đang lo ngại rủi ro “Trump Trade” quá đà. Rủi ro cần đánh giá tới, tuy nhiên Việt Nam có thể chủ động giảm thâm hụt từ nhập khẩu LNG từ Mỹ. Hơn thế nữa, các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hầu hết là các sản phẩm mà nền kinh tế Mỹ chỉ đang có tỉ lệ nội địa dưới 10%, trong khi nếu không bị áp thuế riêng cho Việt Nam thì hàng hóa Việt Nam không đánh mất đi lợi thế cạnh tranh đối với các nước xuất khẩu khác.

Về quan điểm thị trường cũng như cơ hội đầu tư, Báo cáo này đưa ra dự báo tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết trong 2025 tăng lên mức 17% (từ mức 13% của 2024), và là một động lực thu hút dòng tiền khối ngoại quay trở lại. Định giá thấp hơn trung bình lịch sử cũng như thấp hơn các thị trường tương đồng vẫn là một trong những điểm tựa quan trọng cho thị trường trong 2025.

VinaCapital lựa chọn 5 nhóm ngành cho năm tới: Bất động sản, Ngân hàng, Hàng tiêu dùng, Vật liệu, Công nghệ. Nhìn vào danh mục các quỹ mở chủ động mà VinaCapital đang quản lý, các cổ phiếu đang được nắm giữ tỷ trọng cao đang là: FPT, VCB, ACB, MWG, GMD, MBB… Ngoại trừ cổ phiếu đa ngành HDG, chưa thấy xuất hiện cổ phiếu Bất động sản trong các lựa chọn đầu tư hàng đầu trong các quỹ của Vinacap sau báo cáo tháng 11.

Kịch bản tăng trưởng GDP của Vinacapital