STB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 14,65 nghìn tỷ đồng (+15,2% svck), được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ (+14% tính từ đầu năm), và tổng huy động tăng trưởng tốt (+9% tính từ đầy năm). Tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 2%.
Một số điểm nhấn khác từ ĐHCĐ như sau:
- KQKD Q1/2025 duy trì khả quan với Lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 3,7 nghìn tỷ đồng (+38,5% svck).
- Tăng trưởng tín dụng đạt 4,7% tính từ đầu năm, nhưng tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ lên 2,2%.
- Tăng trưởng huy động tốt, đạt 3,3% tính từ đầu năm.
- Về khu công nghiệp Phong Phú, STB đã ghi nhận hoàn nhập dự phòng khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng thời với việc ghi giảm số dư VAMC và hoàn nhập dự phòng. Ngân hàng dự kiến sẽ thu thêm 30% - 40% tổng giá bán trong năm 2025, tương đương 2,4 – 3,2 nghìn tỷ đồng, và tiếp tục ghi nhận phần còn lại vào năm 2026. Tổng dự phòng cho khu công nghiệp Phong Phú là 3,7 nghìn tỷ đồng.
- STB đã đề xuất kế hoạch xử lý 32,5% cổ phần đang được quản lý tại VAMC thông qua phương án bán đấu giá lên NHNN, và đang chờ phê duyệt cuối cùng. Số tiền thu được sẽ được ưu tiên để thanh toán gốc và lãi trước khi ghi nhận các khoản thu nhập bất thường (nếu có).
- Cổ tức bằng cổ phiếu: do năm 2025 là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch tái cấu trúc, STB đề xuất trả cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận giữ lại năm 2024 và tăng vốn điều lệ thông qua phát hành ESOP. Tỷ lệ chi trả chi tiết và kế hoạch ESOP sẽ được xem xét kỹ lưỡng sau khi nhận được phê duyệt từ SBV và giải quyết xong 32,5% cổ phần đang được quản lý tại VAMC.
- STB dự kiến mua lại 1 công ty chứng khoán thành công ty con (sở hữu hơn 50%) với tổng vốn đầu tư 1,5 nghìn tỷ đồng. STB bác bỏ tin đồn mua lại SBS.
- STB sẽ tập trung vào việc huy động vốn trung và dài hạn từ việc phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi trong năm 2025 với tỷ trọng là 20%-30% tổng huy động.
- Dư nợ cho vay ngành xuất khẩu chỉ chiếm 3,5% - 3,7% dư nợ cho vay khách hàng.