Theo thống kê của Cushman & Wakefield, tính từ năm 2025 đến năm 2028, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu) sẽ đón nhận khoảng 7.274 ha nguồn cung đất công nghiệp.
Trong đó, tỉnh Bình Dương đã đề xuất phương án phát triển các khu công nghiệp lớn tại huyện Bàu Bàng với quy mô lên đến 1.500 ha, bao gồm các khu công nghiệp Lai Hưng, Bàu Bàng 3, 4 và Dầu Tiếng 4.
Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, UBND tỉnh đã lập quy hoạch 4 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 3.800 ha, bao gồm Bắc Châu Đức và Châu Đức 1, 2, 3.
Với đề án sát nhập tỉnh và đầu tư các hệ thống hạ tầng giao thông kết nối 3 tỉnh Bình Dương, Tp. HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu như các tuyến Vành đai 3, Vành đai 4, tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu nối trực tiếp tới sân bay Quốc Tế Long Thành và Cảng Cái Mép, tương lai các khu công nghiệp thuốc các địa phương này sẽ được hưởng lợi lớn.
Trong ba tháng đầu năm nay, tổng nguồn cung đất công nghiệp mới tại các thị trường này không có sự thay đổi và hiện xấp xỉ khoảng 28.500 ha, ổn định theo quý và tăng 1,6% theo năm. Trong đó, tỉnh dẫn đầu nguồn cung là Bình Dương, chiếm tỷ trọng 27,6% và kế đến là Đồng Nai với hơn 26%.
Tổng diện tích hấp thụ ròng đạt khoảng 80 ha, tăng 25% so với quý trước và tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Long An có mức tăng mạnh và chiếm 60,5% tổng tỷ lệ hấp thụ ròng.
Theo chuyên gia Cushman &Wakefield, sự gia tăng đáng kể này tại Long An có thể được lý giải bởi quỹ đất rộng và hệ thống cơ sở hạ tầng đang được nâng cấp phát triển để thu hút đầu tư. Các dự án như cao tốc Bến Lức - Long Thành, Vành đai 4, cùng sự mở rộng nâng cấp các tuyến đường kết nối với TP HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lựa chọn Long An làm điểm đến đầu tư.
Giá chào thuê trung bình ghi nhận 177 USD/m2/thời hạn thuê, tăng nhẹ so với quý trước và tăng 3,51% so với cùng kỳ năm trước.